fbpx

Ngữ văn Lớp 10: em hãy lập dàn ý chí khí anh hùng

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: em hãy lập dàn ý chí khí anh hùng


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

– Giới thiệu khái quát về đoạn trích Chí khí anh hùng

2. Thân bài

a, 4 câu thơ đầu: Khát vọng lên đường của anh hùng Từ Hải

– Hoàn cảnh cuộc sống của Thúy kiều và Từ Hải: êm đềm, ngập tràn tình yêu và hạnh phúc –“hương lửa đương nồng”\

Cảm nhận

1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Chủ đề chí nam nhi “đầu đội trời, chân đạp đất” quen thuộc trong văn học
– Giới thiệu vấn đề: Đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) đã thể hiện vẻ đẹp, chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.
2. Thân bài
a) Hoàn cảnh Kiều gặp Từ Hải: 
– Lần thứ hai khi Thúy Kiều bị đẩy vào lầu xanh thì may mắn Từ Hải xuất hiện và đưa nàng thoát khỏi cảnh ô nhục
– Từ Hải giúp nàng “báo ân, báo oán” và hai người đã có cuộc sống hạnh phúc
– Tuy nhiên, là người đàn ông có bản lĩnh lớn, không bằng lòng với cuộc sống êm đềm, Từ Hải đã quyết chí từ biệt Kiều ra đi
b) Xuất xứ: Từ câu 2213 – 2230 
c) Cảm nhận về tác phẩm:
* Cảm nhận về bốn câu thơ đầu: Bối cảnh và lí do dẫn đến cuộc chia li giữa Kiều và Từ Hải
– Câu thơ đầu: “Nửa năm… nồng”: Kiều và Từ Hải chung sống với nhau mới có nửa năm nhưng vô cùng êm đềm, tận hưởng tình yêu nồng nàn, say đắm 
– Những câu thơ tiếp: “Trượng phu… thẳng rong”: 
+ “trượng phu”: Từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng
+ “động lòng bốn phương”: Chí hướng mà Từ Hải đang muốn tung hoành thiên hạ, vùng vẫy khắp nơi, quyết lập sự nghiệp phi thường
+ “thanh gươm… thẳng rong”: Tư thế ra đi đầy hiên ngang, dứt khoát, tự tin, làm chủ phương trời tự do
=> Hình ảnh con người hiện lên không hề nhỏ bé mà sánh ngang cùng vũ trụ rộng lớn
* Cảm nhận về 12 câu thơ tiếp: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải
– Tâm trạng của Thúy Kiều: “Nàng rằng… xin đi” => Không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục, kính trọng Từ
+ “phận gái chữ tòng”: Quan niệm phong kiến “Phu xướng tùy phụ, xuất giá tòng phu” => Kiều nguyện gắn bó cuộc đời với Hải, ý thức được bổn phận của người vợ, một lòng níu giữ tình yêu và đi theo chồng.
– Thái độ của Từ Hải: “Từ rằng… nữ nhi thường tình”
+ Khuyên Kiều vượt lên thói nữ nhi thông thường, không muốn Kiều phải vất vả vì mình
+ Lời hứa “Bao giờ mười vạn tinh binh… rước nàng nghi gia”: Chàng muốn làm nên nghiệp lớn và hứa hẹn ngày trở về  đón nàng
* Cảm nhận về hai câu thơ cuối: Thái độ kiên quyết “dứt áo ra đi” của Từ Hải
– Thái độ và cử chỉ vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ: “Quyết lời… dặm khơi”
– Viễn cảnh không gian ra đi: “gió mây, dặm khơi” => Không gian kì vĩ, tự do, rộng lớn
– Hình ảnh “chim bằng”: Biểu tượng của người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi thường sánh ngang cùng vũ trụ
=> Ước mơ về người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
– Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về tác phẩm. 

– Tư thế ra đi hào hùng: Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong – một mình một ngựa ra đi không quay đầu nhìn lại

b, 12 câu tiếp theo: cuộc đối thoại đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải

– Lời của Thúy Kiều:

     + Yêu thương, quý trọng và thấu hiểu chồng hết mực

     + Quyết tâm, ước muốn được đi cùng Từ Hải của Kiều

– Lời đáp của Từ Hải:

     + Từ chối ước muốn của Thúy Kiều, khẳng định nàng mãi là tri âm tri kỉ của mình nhưng đồng thời cũng trách nàng chưa thoát khỏi suy nghĩ của “nữ nhi thường tình”

     + Niềm tin của Từ Hải vào một tương lai tốt đẹp, rạng rỡ: “mười vạn  tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “rõ mặt phi thường”

     + Lời hứa hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều: Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Lời thơ vừa như một lời hứa, vừa như một lời động viên an ủi Thúy Kiều

c, 2 câu cuối: Quyết tâm ra đi của người anh hùng Từ Hải

– Hành động: quyết lời, dứt áo

– Mượn hình ảnh ẩn dụ chim bằng, Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét về hình ảnh người anh hùng Từ Hải với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ

3. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chí khí anh hùng

– Qua hình tượng nhân vật Từ Hải cho chúng ta thấy ước mơ, khát vọng và quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai