Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: Phân tích 4 câu thơ cuối của bài nhàn ?( giúp mk với , đang cần gấp lắm ạ )
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài lòng. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá. Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.
Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.
Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1. Mở bài:
Giói thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn. Nêu yêu cầu của đề.
2. Thân bài:
_Khái quát nội dung của bốn câu thơ trước
_Phân tích:
+ Hai câu luận: Cuộc sống của thi nhân
– Liệt kê bốn mùa : Xuân, hạ, thu, đông.
– Việc ăn uống đạm bạc, giản dị.
– Sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, giao hòa với thiên nhiên.
– Tìm thấy niềm vui trong cuộc sống giản đơn.
+ Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
– Sử dụng điển tích.
– Động từ “nhìn xem” tư thế cao hơn để nhìn xuống xung quanh mình trong sự hỗn độn, xô bồ.
– Triết lí sống nhàn được thể hiện rõ nét.
3. Kết bài:
cảm nghĩ về nghệ thuật, nội dung.
Bài làm
Văn học trung đại là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng những tài năng văn chương có đóng góp lớn lao đến muôn đời. Tên tuổi của các nhà thơ đã để lại trong ta bao ấn tượng. Và trong đó không thể không nói tới Trạng Trình NGuyễn BỈnh Khiêm với bài thơ Nhàn. Nhàn là triết lí sống của thi nhân giữa cuộc đời với đầy rẫy những xô bồ. Đặc biệt, qua bốn câu thơ cuối của bài, ta thấy rõ hơn cả triết lí, lối sống và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
Bốn câu thơ đầu của bài:
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Bốn câu thơ cho ta thấy hoàn cảnh sống, quan niệm sống của nhà thơ. Trong cuộc sống thôn quê bình dị, thi nhân không thấy khổ sở, vất vả mà vui thú tận hưởng nó. Dù ngoài kia người người vui vẻ nơi chốn đông người, vui vẻ với vật chất đủ đầy thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giản đơn chọn cho mình lối sống giản đơn. Ông bỏ mặc mọi vinh hoa phú quý kia và chọn lối sống an yên, tự tại. Dù có bị cho là dại nhưng tâm hồn người thi sĩ vẫn thấy đó mới là cuộc sống hưởng thụ, cuộc sống vui thú. Hình ảnh liệt kê, những từ láy, nhịp thơ giàu cảm xúc diễn tả được thi vị cuộc đời “lánh đục” trong nhà thơ.
Hai câu thơ luận đã gợi mở rõ nét hơn, chân thực hơn trước mắt người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của bậc hiền triết:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt cùng thức ăn hằng ngày của người nông dân bình thường như bao người khác. Mùa nào thức nấy rất giản đơn chứ không cầu kì với sơn hào hải vị. Chính những thức ăn sẵn có một mạc này lại là thứ làm lòng người an yên hơn cả. Nghệ thuật liệt kê, đối đã trở thành những sợi dây gắn kết và làm sáng bức tranh tâm hồn thi nhân. Chỉ với vài nét chấm phá, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngợi ca được sự phogn phú của sản vật quê hương. Những sản vật bình dị nhưng chứa chan nghĩa tình ấm êm. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” giúp ta hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt của thi nhân. Hồ sen rồi ao, mọi thứ đều sẵn có, đều thân thuộc vô cùng trong cuộc sống nhà nông.
Hai câu thơ kết dường là sự khẳng định và đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Cuộc đời ông làm quan, đỗ đạt và được hưởng công danh, tiền tài chẳng thể làm ông mờ tối. Với ông, phú quý “tựa chiêm bao”. Những vật chất ấy là một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan biến và con người chỉ có trong say mê, trong ảo não thì mới có thể đắm mình. Còn khi tỉnh táo, thì giấc mơ phú quý sẽ tan biến. Điển tích điển cố được sử dụng trong lời thơ mang theo bao tâm tình. Lời thơ là lời khẳng định triết lí sống đẹp của con người giữa những xô bồ của thời cuộc.
Nhàn với bốn câu thơ cuối đã thành công trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê, những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, lời thơ hàm súc. Đặc biệt, ta đã bắt gặp tiếng lòng của nhà thơ với bao xúc cảm. Dấu ấn sâu sắc mà Nhàn trong bốn câu cuối nói riêng, trong toàn bài thơ nói chung làm chúng ta hiểu hơn cuộc sống của con người thanh cao, của bậc cư sĩ đại tài dẫu đồi sống ngổn ngang, xô bồ.