fbpx

Ngữ văn Lớp 10: viết đoạn văn miêu tả hồ đầm vạc

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: viết đoạn văn miêu tả hồ đầm vạc


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

xã Vĩnh Yên quanh năm ngày tháng yên ắng, đìu hiu!

Bây giờ nói về Vĩnh Yên, những người còn neo lại ký ức về một thị xã tẻ nhạt năm nào, cũng không khỏi ngạc nhiên bởi Vĩnh Yên nay đã “lột xác” để trở thành một TP trẻ hiện đại, văn minh mà vẫn không mất đi những nét đẹp truyền thống. Các cơ quan công sở nằm trong trung tâm TP là những ngôi nhà được thiết kế khang trang với diện mạo chung là tường vàng, mái đỏ lấp ló dưới những hàng cây xanh mướt. Đây, khu đô thị văn minh phía Nam Đầm Vạc đang hình thành bên hồ nước Đầm Vạc trong vắt được ví như “lá phổi xanh” của TP. Kia, khu đô thị mới Hà Tiên được tạo dáng bởi những khu nhà hiện đại, dãy phố thương mại sầm uất.

Học sinh Trường THPT Trần Phú, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tham quan Bia tiến sĩ tại Văn miếu Vĩnh Phúc dịp đầu xuân 2018. Ảnh: Thiện Văn

“Nhưng TP Vĩnh Yên sẽ trở nên “vô hồn” nếu không có những điểm nhấn văn hóa đủ sức “níu kéo” hồn cốt của ông cha để lại”, ông Nguyễn Đức Tẩm, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Vĩnh Phúc bộc bạch với tôi như vậy. Ông Tẩm cho hay, năm 2016 tổng thu ngân sách của tỉnh cán mốc 30.000 tỷ đồng (gấp gần 280 lần so với năm 1997 tái lập tỉnh). Từ nhiều năm nay, Vĩnh Phúc tự hào là một trong 10 tỉnh có số lượng thu ngân sách lớn nhất nước. Nhưng nếu giàu về kinh tế mà lại không coi trọng văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống, đó là cái thứ giàu mà không sang. Với quan điểm phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và quan tâm chăm lo đời sống văn hóa cho nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng giá trị nhân văn trong quá trình phát triển. Chữ “nhân văn”, theo ông Nguyễn Đức Tẩm, đó là làm cho những giá trị văn hóa tốt đẹp của tổ tiên, ông cha thấm sâu vào từng cán bộ, người dân Vĩnh Phúc và được thể hiện sâu đậm ở những công trình văn hóa tiêu biểu của địa phương, trong đó có Văn miếu Vĩnh Phúc.

“Cách đây chưa lâu, dư luận từng băn khoăn về việc Vĩnh Phúc chi tới cả trăm tỷ đồng để xây dựng Văn miếu tỉnh, trong khi nhà văn hóa công cộng dành cho người dân ở một số nơi chưa được đầu tư? Đọc những tin này, cảm giác của ông ra sao?”.

Sau chút nhíu mày như ngẫm ngợi điều gì đó, vị cán bộ công tác khá lâu năm trong ngành tuyên giáo, chia sẻ với tôi: “Lúc đầu nghe tin như vậy, kể cũng hơi buồn. Nhưng đáng tiếc đó chỉ là những thông tin mới phản ảnh ở bề nổi, chưa tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề. Bởi Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có truyền thống khoa bảng và từng xây dựng văn miếu từ lâu đời”.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng Phòng thuyết minh và tổ chức sự kiện, Ban quản lý di tích tỉnh Vĩnh Phúc, giới thiệu với tôi về lịch sử hình thành Văn miếu Vĩnh Phúc. Tiền thân của Văn miếu Vĩnh Phúc ngày nay là Văn miếu phủ Tam Đới được lập tại xã Cao Xá, huyện Bạch Hạc (nay là xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường). Năm 2010, quá trình xây dựng nhà giáo dục thể chất tại Trường THPT Trần Phú ở TP Vĩnh Yên phát hiện được một văn bia cổ, ghi lại quá trình trùng tu, tôn tạo Văn miếu phủ Tam Đới lần thứ nhất vào năm 1667 và trùng tu, tôn tạo lần thứ hai vào năm 1702. Đến năm 1822, tên phủ Tam Đới được thay bằng phủ Vĩnh Tường nên gọi là Văn miếu phủ Vĩnh Tường. Sau khi tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, đến năm 1925, Văn miếu phủ Vĩnh Tường được di dời về trung tâm tỉnh lỵ, tại địa phận gò Giác Lạc ở phía bắc xã Định Trung và có tên gọi là Văn miếu tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phúc).

Với những tư liệu văn bia và các hiện vật như chuông, khánh cùng tên tuổi hơn 40 nhà khoa bảng của Vĩnh Phúc được lưu danh trên 82 bia Tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội và những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định, Vĩnh Phúc xưa kia đã tồn tại một văn miếu tỉnh. Cùng với đó là hệ thống văn từ, văn chỉ khá hoàn chỉnh, gồm 6 văn từ và 33 văn chỉ các cấp.

Vĩnh Phúc là vùng đất giáp giới 3 trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta thời cổ. Đó là Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, Kinh đô Cổ Loa thời An Dương Vương và Kinh đô Thăng Long-Đông Đô (nay là Thủ đô Hà Nội). Là vùng đất cổ với chứng tích là Khu di chỉ quốc gia Đồng Đậu từ thời tiền sử, hiện vẫn còn dấu tích tại thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc), Vĩnh Phúc có nền văn hóa lâu đời và có bề dày truyền thống hiếu học. Trong 845 năm tồn tại của nền giáo dục và khoa cử Nho học, người Vĩnh Phúc tạo lập truyền thống khoa bảng phong phú với 388 người đỗ khoa trường, trong đó có 86 vị đỗ hàng đại khoa và 302 vị đỗ hàng trung khoa. Hiện nay, 86 vị danh nho tiêu biểu của tỉnh được lưu danh trên bảng đồng bia đá và thờ tự trong Văn miếu Vĩnh Phúc. Trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Phạm Công Bình (xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc), Lưỡng quốc Tiến sĩ Triệu Thái (xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch), Hoàng giáp Nguyễn Duy Thì (thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên)… Nhiều ngôi trường, con đường ở Vĩnh Phúc đã mang tên những danh nhân này.  

Ở nước ta, ngoài Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội, các địa phương còn lưu giữ được truyền thống khoa bảng và lập văn miếu còn có: Văn miếu Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), Văn miếu Tam Đới (tỉnh Vĩnh Phúc), Văn miếu Xích Đằng (tỉnh Hưng Yên), Văn miếu Mao Điền (tỉnh Hải Dương), Văn miếu Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Văn miếu Nghệ An (tỉnh Nghệ An), Văn miếu Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Văn miếu Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa), Văn miếu Trấn Biên (tỉnh Đồng Nai), Văn Thánh miếu Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).

Nói thế để thấy, trên cơ sở các tư liệu, hiện vật lịch sử còn lưu giữ được, năm 2012, Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng văn miếu tỉnh là hoàn toàn có nguồn gốc của một địa phương giàu truyền thống khoa bảng ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đức Tẩm: “Xây dựng Văn miếu Vĩnh Phúc không chỉ để tri ân truyền thống tôn sư trọng đạo, kế thừa giá trị khoa bảng, nối tiếp truyền thống hiếu học của ông cha, mà ý nghĩa hơn, đó còn là nơi để hậu thế tìm về cội nguồn, gắn kết quá khứ với hiện tại, biến những giá trị nhân văn của tiền nhân thành niềm tin, động lực học tập, phấn đấu cho các thế hệ người dân địa phương”.

Văn hóa là những cái còn lại khi tất cả những cái khác mất đi. “Soi” câu danh ngôn đó vào công trình văn hóa Văn miếu Vĩnh Phúc thật ý nghĩa. Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu di sản, PGS, TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, trong khi nhiều đô thị đang phát triển “nóng” và chỉ coi trọng đầu tư xây dựng những tòa nhà “chọc trời” mà thiếu gắn kết với không gian văn hóa công cộng (di tích lịch sử-văn hóa, vườn hoa, công viên, hồ nước…), thì việc tỉnh Vĩnh Phúc dành hơn 4,2ha đất giữa trung tâm TP Vĩnh Yên để xây dựng văn miếu tỉnh là rất đáng trân trọng. Khi kết nối với các không gian văn hóa như: Quảng trường Hồ Chí Minh rộng 8,8ha, chùa Hà Tiên xây trong khuôn viên gần 6ha, khuôn viên Văn miếu Vĩnh Phúc sẽ tôn lên vẻ đẹp của TP Vĩnh Yên và trở thành một công trình văn hóa mang đậm giá trị nhân văn và có ý nghĩa lâu dài đối với hậu thế.

Từ những lời chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tẩm, ông Đặng Văn Bài, tôi đến thăm Văn miếu Vĩnh Phúc trong tâm trạng bâng khuâng của một người con quê hương nhiều năm công tác xa quê. Bước vào khuôn viên Văn miếu Vĩnh Phúc, trong không gian khói sương bảng lảng, tôi không khỏi xúc động, tự hào vì được bước vào một quần thể văn hóa đậm nét truyền thống. Tứ trụ đá với biểu tượng “nghê chầu phượng múa” uy nghi. Văn miếu môn (cổng tam quan) mái lượn cong tựa một vọng lâu. Giếng thiền quang như tấm gương soi hình bóng tiền nhân hiện về. Nổi bật trong khuôn viên Văn miếu là hai dãy nhà bia Tiến sĩ với 18 tấm bia phục chế trên lưng rùa khắc ghi tên tuổi, sự nghiệp, công danh của 86 vị đỗ đại khoa ngạch văn và 5 vị đại khoa ngạch võ của Vĩnh Phúc để lưu danh cho hậu thế. Rồi hình ảnh đại thành môn, gác chuông, gác trống, hai nhà tả mạc, hữu mạc, đặc biệt là những chạm khắc tinh xảo trên các đồ thờ, hương án, hoành phi trong nhà thờ được sơn son thếp vàng, khiến bất cứ ai bước chân vào Văn miếu Vĩnh Phúc cũng bị “choáng ngợp” trước vẻ đẹp của một công trình “lột tả” được chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa và truyền thống khoa bảng, tinh thần hiếu học ngót nghìn năm của bao thế hệ người dân Vĩnh Phúc.

Nhìn lên câu đối được khắc ghi trong Văn miếu Vĩnh Phúc: “Văn miếu trùng tân biệt chiếm trung du trưng kim cổ/ Giang sơn y cựu tuần hoàn phụng vận lịch xuân thu (Nghĩa là: “Văn miếu dựng xây một góc trung du soi kim cổ/ Giang sơn như cũ muôn thuở tuần hoàn nối xuân thu), tôi càng hiểu hơn lời tâm sự của ông Trần Ngọc Oanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc: “Vào văn miếu, thấy bóng dáng các bậc tiên thánh, tiên hiền, hậu thế như tự răn mình phải sống sao cho vẹn tròn đạo lý và không quên nỗ lực tu thân, tích đức, rèn trí, luyện tài để góp sức dựng xây quê nhà giàu đẹp. Đấy là thông điệp giáo dục sâu sắc, nhân văn mà Văn miếu Vĩnh Phúc truyền lại cho thế hệ hôm nay và mai sau”.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Tuổi thơ tôi gắn bó với Đầm Vạc bởi những buổi trưa chốn bố mẹ đi bắt con trùng trục, con hến, con chai, thi thoảng còn bắt được cả cua, cá nữa. Cái vị béo ngậy của con hến, con chai, cái vị ngọt lừ của nước canh sao mà ngon đến thế.

Đến mùa nước cạn người làng tôi kéo lưới được cả cá lớn, cá bé, nhất là tép dầu sao mà nhiều thế. Nhà nào cũng kho một nồi để ăn còn lại phơi khô ăn dần ngon tuyệt. Tôm ở đây ăn cũng rất thơm, ngon vỏ mềm nên bán ở chợ Vĩnh Yên bao giờ giá cũng cao hơn tôm ở nơi khác.

Chiều chiều bác tôi lại chống thuyền đi đơm chúm, sáng hôm sau chúm nào cũng nhiều chú tôm nhảy tanh tách, tươi ngon. Những buổi chiều chăn trâu trên bờ Đầm Vạc, chúng tôi thả trâu đó rồi lại lội xuống đầm bắt hến, bắt chai. Nước trong veo nhìn thấy cả những lỗ hút mà khi móc ngón tay vào là thấy ngay con hến, hoặc con chai to, mập.

Cái vỏ hến ở đây dày lắm, không giống hến ở sông, hồ khác. Chúng tôi thường đập ra thành cái cọi và chơi kéo cọi, vỏ cọi của ai bị gẫy là thua, lúc ấy những tiếng cười giòn tan, trong trẻo lại vang lên cả xóm. Những vỏ con trùng trục, tầm phào, tầm son, chai vông…. được các bà đồng nát mua hoặc đổi lấy kẹo kéo ăn vừa dẻo, vừa dai ngọt lịm.

Người dân quê tôi gắn bó với Đầm Vạc bởi những chuyến đò ngang hàng ngày đi chợ Vĩnh Yên. Đầm Vạc rộng lắm. Mùa mưa nước lớn, sóng đập vào mạn thuyền bắn cả vào người ngồi trên thuyền và những đôi quang gánh, nhiều khi mặt thuyền sát mặt nước chỉ sợ bị đắm chìm, mọi người lại hò nhau ngồi im, nín thở cho an toàn, đến lúc xuống được bến mới thở phào nhẹ nhõm.

Mỗi buổi đi chợ phải đi thật sớm để “tranh đò”. Khi mũi thuyền còn cách xa bờ mọi người đã nhao nhao bưng những quang, gánh, thúng, mủng, đòn gánh lội nước ra xa bất chấp cả việc ướt hết quần áo để mong được lên trước cho kịp buổi chợ. Nhiều người không tranh lên được lại phải chờ chuyến sau, có khi nhỡ đến vài chuyến, nhưng rồi cũng lên được chợ.

Nhất là vào dịp tết thì cảnh “tranh đò” là nỗi lo của các bà, các mẹ. Họ phải dậy thật sớm,  chuẩn bị cho mình những gánh rau, hành, dưa, cà, khoai lang, cả dây khoai lang bán cho lợn nữa. Có người bán gà, vịt, ngan, ngỗng, cả chó con, lợn con, mèo con, bị ướt chúng kêu toáng cả bến đò góp thêm cho bến những âm thanh náo nhiệt. Buổi chợ nào bán được đắt hàng có khi lại về đi bán lần nữa thì tết hẳn sắm được nhiều thứ, còn không bán được bị ế, hoặc bán rẻ tiền chẳng được bao nhiêu khi về cũng chỉ mua được vài thứ rẻ tiền nhưng nhất định phải có gói kẹo bột cho con.Với tôi buổi chợ tết nhớ nhất là xin bố mẹ cho đi chợ bán một gánh dây khoai lang và đến trưa cũng về tới nhà. Món mà tôi mua được duy nhất là một cuốn thư “Không có gì quý hơn độc lập- tự do” vì tôi thấy nhà người ta treo ở giữa nhà trên bàn thờ đẹp lắm. Về đến nhà mẹ tôi bảo: Nhà mình treo vào đâu hả con, cái tường chỗ bàn thờ bằng đất trát với rơm rạ và những cây nứa đã chòi ra gần hết, chỗ thủng, chỗ làng loang lổ, có treo vào thấm nước cũng hỏng hết. Vậy là tôi đành cất đi một cách ngậm ngùi và coi như một kỉ niệm của tuổi thơ đáng nhớ.Đầm Vạc còn là nơi cung cấp nước tưới cho nhiều cánh đồng xung quanh. Chiều chiều tiếng tát nước gầu giai, gầu sòng ì ụp, nhịp nhàng, đều đặn khắp rìa đầm nhất là cánh đồng Gò Lân, Nước Vịt và cánh đồng rộng của thôn Vinh Quang. Bọn tôi nhìn thấy người lớn tát nước thì thích lắm, sao mà dẻo đến thế.Chờ lúc người lớn đi thăm ruộng, bọn tôi lại túm lấy dây gầu học tác nước, gầu nào múc được nhiều nước thì có khi ngã chúi, ngã chụi, gầu múc được ít nước thì lại ngã ngửa, có khi vập vả miệng gầu vào bờ ruộng, nhưng cũng chính nhờ vậy mà đứa nào cũng biết tát nước gầu giai, gầu sòng.Có lúc mải học tát nước để trâu ăn lúa, ăn ngô bị bảo vệ bắt trâu lại khóc nhếch nhác nhờ người lớn xin hộ. Đến mùa nhổ lạc, cuốc khoai mà được rửa ở Đầm vạc thì sạch sẽ nhất. Có một điều rất lạ là dù tôi rất sợ đỉa nhưng ở đầm này không có đỉa, mặc dù các đầm khác ngay gần đấy thì rất nhiều đỉa như Đài Ngài hoặc Đầm Sung.Lớn lên tôi đi học sư phạm, tuần nào cũng về qua Đầm Vạc. Có hôm về đến bến đò thì trời đã nhà nhem tối, gọi mãi mới có đò. Tuy vừa mệt vừa đói nhưng khi lên thuyền ngồi tôi thấy lòng mình nhẹ bẫng, cảm giác khoan khoái, thanh thản ấm áp tình quê hương.Bước chân lên bến tôi đi bộ qua cánh đồng khá xa để về nhà, trời cũng đã tối dần tôi bỗng nhìn thấy mẹ đang làm cỏ  lúa ở cánh đồng Mô Gáo gần đấy, tôi cất tiếng gọi “mẹ ơi” hình như nhận ra tiếng của con gái nên mẹ vội vàng lên bờ rửa chân về cùng con. Tôi cố gắng lấy ra từ trưng chiếc túi khoác miếng bánh sắn mua từ sáng ngày ở trường đưa cho mẹ ăn, hai mẹ con cùng về. Mẹ thấy tôi về thì thích lắm, lại vội vàng đi rang lạc làm cho con lọ muối lạc để sáng hôm sau con mang đi.Cũng từ bến đò Đầm Vạc này em trai tôi đã biết lái đò lúc nào không hay. Vì mỗi lần nó đi học, sợ muộn giờ mà bác lái đò còn đi ăn cơm nên đành tự lái. Nó bảo lúc đầu chèo khua mái nước đò cứ quay tròn, sau mãi cũng biết lái. Có hôm trời mưa to bác lái đò không dám đi em tôi đành quay về không học được buổi đó nữa, nhưng không vì thế mà nản lòng, nhờ kiên trì bên bến đò ấy mà em tôi vẫn đỗ vào đại học.Mấy mươi năm qua rồi, bây giờ con đò, bến đợi chỉ còn trong kí ức.Những buổi trưa đi bắt chai, bắt hến cũng chỉ còn trong kỉ niệm. Con tép rầu Đầm Vạc bây giờ cũng chẳng được ăn nhưng cái vị thơm ngon, béo ngậy ấy chắc chắn không bao giờ chúng tôi quên được vì nhờ nó mà chị em tôi, bạn bè tôi, người dân quê tôi đã sống một thời đáng sống, đáng yêu và đáng nhớ.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai