fbpx

Ngữ văn Lớp 10: NƠI DỰA Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào.. Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 3: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 4: Qua văn bản trên, bạn hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 2

Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 3:

Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 4:

Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. 



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

⇒ Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật.

Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Không có câu in đậm

Câu 3: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

⇒ Điệp ngữ : Ai biết đâu.

⇔ Hiệu quả nghệ thuật : nêu lên mạch cảm xúc của bài. Nhấn mạnh nội dung, liên kết các câu và tạo ra các hình ảnh tương phản của bài.

Câu 4: Qua văn bản trên, bạn hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?

– Theo em, điểm tựa của mỗi người trong cuộc sống là người thân hay một người rất quan trọng trong cuộc đời của họ. Trong câu truyện trên, người bà vì phải lo cho người cháu mà phải vất vả đủ điều, có thể thấy người bà sống để lo cho người cháu của mình. Và khi lớn lên, người cháu – anh chiến sĩ là điểm dựa cho bà, và bà cũng là điều để anh cố gắng bởi anh mong muốn để bà có cuộc sống tốt hơn. Qua đó, ta có thể thấy đc, trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều động lực để ta phấn đấu, người đó cha mẹ, con cái…họ là những người ko thể thiếu và chúng ta làm tất cả vì họ và vì chính bản thân mình.

Học tốt nekk ^•^


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai