Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Hóa học lớp 10 câu hỏi như sau: Có 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc nhóm A và không cùng chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của 3 nguyên tử R, X, Y có đặc điểm: tổng số lượng tử chính (n) bằng 6; tổng số lượng tử orbital (l ) bằng 2; tổng số lượng tử từ ( ml ) bằng -2; tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của electron cuối cùng của R là +1/2. Cho biết tên của R, X, Y.
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Số lượng tử chính $n$ biểu hiện e cuối thuộc lớp nào.
Ta có $n_R+n_X+n_Y=6$
Mà $R$, $X$, $Y$ không cùng chu kì nên suy ra các nguyên tố thuộc các chu kì $1$, $2$, $3$.
Số lượng tử phụ $l$ biểu hiện e cuối thuộc phân lớp nào.
Có 1 nguyên tố chu kì 1 nên có 1 nguyên tố $l=0$
$l_R+l_X+l_Y=2$
Tổng số lượng tử spin: $\dfrac{-1}{2}$
Ta có $m_{s_R}=\dfrac{+1}{2}$ nên $m_{s_{X}}=m_{s_{Y}}=\dfrac{-1}{2}$
Ta có $Z_R<Z_X<Z_Y$ nên R phải là nguyên tố chu kì 1.
R có $m_s>0$, $n=1$ nên R là $H$
$\to$ X chu kì 2, Y chu kì 3, hay $n_X=2; n_Y=3$
$l_X+l_Y=2-0=2$ (1)
$m_{l_X}+m_{l_Y}=-2$ (2)
$m_{s_{X}}=\dfrac{-1}{2}$ nên X là $O$
$m_{s_{Y}}=\dfrac{-1}{2}$ nên Y là $S$
$O$: $n=2; l=1; m_l=-1$
$S$: $n=3; l=1; m_l=-1$
$\to$ thoả mãn điều kiện (1) và (2)
Kết luận: $R$ là hidro, $X$ oxi, $Y$ là lưu huỳnh.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
+ Ta có: $n_{R} + n_{X} + n_{Y} = 6$ $(1)$
$l_{R} + l_{X} + l_{Y} = 2$ $(2)$
$ml_{R} + ml_{X} + ml_{Y} = -2$ $(3)$
$ms_{R} + ms_{X} + ms_{Y} = \frac{-1}{2}$ $(4)$
+ Ta có: $n_{R} + n_{X} + n_{Y} = 6$. Vì ba nguyên tố không cùng chu kì.
$⇒ n_{R} = 1, n_{X} = 2, n_{Y} = 3$. Ba nguyên tố đều thuộc chu kì nhỏ. Nguyên tố $R$ thuộc chu kì $1$ nên electron của nó có $l_{R} = 0, ml_{R} = 0$, mà ms_{R} = + \frac {1}{2}$.
$⇒ R$ là nguyên tố hiđro.
+ Ta có: $l_{R} + l_{X} + l_{Y} = 2$. Vì $l_{R} += 0$ nên $l_{X} + l_{Y} = 2$. Vì $X$, $Y$ thuộc chu kì nhỏ nên không thể có giá trị $l = 2 ⇒ $l_{X} = 1, l_{Y} = 1$. Electron cuối cùng của $X$ và $Y$ thuộc phân lớp $2p$ và $3p$.
+ Ta có: $(3)$. Vì $ml_{R} = 0$ nên $ml_{X} + ml_{Y} = -2$. Mà $l_{X} = l_{Y} = 1$ nên $ml$ có các giá trị là $-1; 0; +1 ⇒ ml_{X} + ml_{Y} = -1$.
+ Ta có: $(4)$. Vì $ms_{R} = + \frac {1}{2}$ nên $ms_{X} = ms_{Y} = -1$. Mà $ms$ chỉ có giá trị là $\frac {-1}{2}$ hoặc $ + \frac {1}{2}$ nên $ms_{X} = ms_{Y} = \frac{-1}{2}$.
+ Vậy electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử có bội số lượng tử sau:
$R:$ $n = 1$, $l = 0$, $ml = 0$, $ms = + \frac {1}{2}$ $1s^{1}$ (hiđro).
$X:$ $n = ư$, $l = 1$, $ml = -1$, $ms = \frac {-1}{2}$ $1s^{2}2s^{2}2p^{4}$ (oxi).
$Y:$ $n = 3$, $l = 1$, $ml = -1$, $ms = \frac {-1}{2}$ $1s^{2}2s^{2}2p^{2}3s^{2}3p^{4}$ (lưu huỳnh).
BÀI LÀM CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO. XIN HAY NHẤT. CHÚC EM HỌC TỐT.