Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Hóa học lớp 10 câu hỏi như sau: Cho từ từ bột cu vào dd hno3 đặc. Lúc đầu thấy khi màu nâu bay ra, sau đó khí không màu bị hóa nâu trong không khí, cuối cùng ngừng khí ngừng thoát ra. Giải thích hiện tượng
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Lúc đầu nồng độ của \(HNO_3\) đậm đặc, khi tác dụng với \(Cu\) sẽ tạo khí màu nâu là \(NO_2\).
Sau một thời gian phản ứng, nồng độ \(HNO_3\) loãng dần nên phản ứng sẽ tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí là \(NO\)
Khí ngừng thoát ra khi lượng axit đã phản ứng hết.
Các phản ứng xảy ra:
\(Cu + 4HN{O_{3{\text{ đặc}}}}\xrightarrow{{}}Cu{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} + 2{H_2}O\)
\(3Cu + 8HN{O_3}\xrightarrow{{}}3Cu{(N{O_3})_2} + 2N{O} + 4{H_2}O\)
\(2NO +O_2 \xrightarrow{{t^o}} 2NO_2\)
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Chúc bạn học tốt!!!
Giải đáp:
Bạn tham khảo.
Lời giải và giải thích chi tiết:
_Khí màu nâu là NO_2
Cu + 4HNO_3 \to Cu(NO_3)_2 + 2NO_2 + 2H_2O
_Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO
3Cu +8 HNO_3 \to 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O
2NO + O_2 \to 2NO_2
_Sở dĩ có hiện tượng tạo ra lần lượt các sản phẩm khử khác nhau là do sự thay đổi nồng độ HNO_3 trong dd
—> Ban đầu, dd HNO_3 đặc sẽ tạo NO_2. Khi dd HNO_3 trở nên loãng sẽ tạo NO và khi hết HNO_3 trong dd thì không còn khí thoát ra.